Giới nhạc sĩ Việt Nam đang ê mặt bởi các vụ khiếu kiện om sòm liên quan đến việc xét Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực âm nhạc. Sau Trương Tuyết Mai, Trần Viết Bính, Văn Thành Nho... giờ là đơn kiện vượt cấp của một số nhạc sĩ khác khiếu kiện Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Hội Nhạc sĩ Việt Nam không minh bạch trong việc thẩm định, đề cử danh sách xét giải. Cho đến giờ, ít nhất đã có 11 người gửi đơn. Đây không phải là lần đầu tiên các nhạc sĩ Việt Nam đi kiện. Trong lần xét giải trước, cũng đã xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể.
Chẳng biết kiện tụng rồi sẽ đi đến đâu, song việc này chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Chẳng hay ho gì khi vác đơn đến cửa quan chỉ vì muốn có tên mình trong danh sách đề cử. Làm thế thì có khác gì là "đòi". Lại còn khiếu kiện lên tới Chủ tịch nước mới kinh! Nếu cứ thế này, chẳng mấy chốc Hội nhạc sĩ Việt Nam sẽ trở thành nơi tập hợp của những người thích kiện.
Ở Mỹ, người ta kiện nhau vì để chó sủa làm ồn mất ngủ là chuyện thường ngày ở huyện. Song chẳng ai dại gì mà làm theo kiểu của mấy ông/bà nhạc sĩ nhà ta. Làm thế dư luận họ nhổ cho vào mặt...
Xưa, cụ Nguyễn Công Trứ từng viết: "Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông". Cái "danh" mà cụ Nguyễn Công Trứ nói tới ở đây chính là chí làm trai, là sự dấn thân, cống hiến của người quân tử cho dân, cho nước. Cách "ghi danh" với đất nước là như thế, là oai hùng tỏ mặt, chứ làm gì có cái danh phải đi "đòi" như bây giờ.
Một trong những tính cách đặc trưng của người quân tử xưa là trọng danh dự, đề cao nhân cách, "ngọc nát còn hơn giữ ngói lành". Ngay cả khi đã có công danh, sự nghiệp mà không còn được tin dùng, không thỏa chí, thì dù là quan to trong triều họ cũng chọn cách từ quan và lui về ở ẩn hoặc dạy học để giữ khí tiết. "Tiến vi quan, thoái vi sư" là vậy. Lịch sử còn ghi chuyện về những Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Bùi Huy Bích, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đó thôi... Thế mới thấy cái tâm, cái trí của kẻ sĩ khác xa cái tâm, cái trí của mấy người hay đi làm trò mua vui cho thiên hạ nhiều lắm.
Song, với những người có lòng tự trọng cao như nhạc sĩ Phạm Tuyên hay phú Quang thì họ tuyên bố là không bao giờ làm đơn đi "xin" giải chứ đừng nói tới việc khiếu kiện.
Ở một góc nhìn khác, việc kiện cáo om sòm này cũng cho thấy cách thức tổ chức, thẩm định, đề cử danh sách Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực âm nhạc của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cao hơn nữa là trách nhiệm của Vụ Thi đua khen thưởng - Bộ Văn hóa, có vấn đề. Không có lửa làm sao có khói? Cái tài, cái tâm của các thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có bố vợ ngài Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đang bị dư luận đàm tiếu. Cách giải quyết vụ việc của Vụ thi đua khen thưởng, của Bộ Văn hóa TTDL cũng khiến khối người nổi giận. Đó là nguồn cơn khiến đơn khiếu kiện phải gửi vượt cấp tới tận Chủ tịch Nước.
Khi sự công tâm và minh bạch đã có vấn đề thì việc Giải thưởng Nhà nước có được trao đúng người hay không rõ ràng là một dấu hỏi to tướng. Mà như thế thì ý nghĩa lớn lao của giải thưởng này đang bị người ta làm méo mó đi nhiều./.
Chẳng biết kiện tụng rồi sẽ đi đến đâu, song việc này chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Chẳng hay ho gì khi vác đơn đến cửa quan chỉ vì muốn có tên mình trong danh sách đề cử. Làm thế thì có khác gì là "đòi". Lại còn khiếu kiện lên tới Chủ tịch nước mới kinh! Nếu cứ thế này, chẳng mấy chốc Hội nhạc sĩ Việt Nam sẽ trở thành nơi tập hợp của những người thích kiện.
Ở Mỹ, người ta kiện nhau vì để chó sủa làm ồn mất ngủ là chuyện thường ngày ở huyện. Song chẳng ai dại gì mà làm theo kiểu của mấy ông/bà nhạc sĩ nhà ta. Làm thế dư luận họ nhổ cho vào mặt...
Xưa, cụ Nguyễn Công Trứ từng viết: "Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông". Cái "danh" mà cụ Nguyễn Công Trứ nói tới ở đây chính là chí làm trai, là sự dấn thân, cống hiến của người quân tử cho dân, cho nước. Cách "ghi danh" với đất nước là như thế, là oai hùng tỏ mặt, chứ làm gì có cái danh phải đi "đòi" như bây giờ.
Một trong những tính cách đặc trưng của người quân tử xưa là trọng danh dự, đề cao nhân cách, "ngọc nát còn hơn giữ ngói lành". Ngay cả khi đã có công danh, sự nghiệp mà không còn được tin dùng, không thỏa chí, thì dù là quan to trong triều họ cũng chọn cách từ quan và lui về ở ẩn hoặc dạy học để giữ khí tiết. "Tiến vi quan, thoái vi sư" là vậy. Lịch sử còn ghi chuyện về những Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Bùi Huy Bích, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đó thôi... Thế mới thấy cái tâm, cái trí của kẻ sĩ khác xa cái tâm, cái trí của mấy người hay đi làm trò mua vui cho thiên hạ nhiều lắm.
Song, với những người có lòng tự trọng cao như nhạc sĩ Phạm Tuyên hay phú Quang thì họ tuyên bố là không bao giờ làm đơn đi "xin" giải chứ đừng nói tới việc khiếu kiện.
Ở một góc nhìn khác, việc kiện cáo om sòm này cũng cho thấy cách thức tổ chức, thẩm định, đề cử danh sách Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực âm nhạc của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, cao hơn nữa là trách nhiệm của Vụ Thi đua khen thưởng - Bộ Văn hóa, có vấn đề. Không có lửa làm sao có khói? Cái tài, cái tâm của các thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có bố vợ ngài Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đang bị dư luận đàm tiếu. Cách giải quyết vụ việc của Vụ thi đua khen thưởng, của Bộ Văn hóa TTDL cũng khiến khối người nổi giận. Đó là nguồn cơn khiến đơn khiếu kiện phải gửi vượt cấp tới tận Chủ tịch Nước.
Khi sự công tâm và minh bạch đã có vấn đề thì việc Giải thưởng Nhà nước có được trao đúng người hay không rõ ràng là một dấu hỏi to tướng. Mà như thế thì ý nghĩa lớn lao của giải thưởng này đang bị người ta làm méo mó đi nhiều./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét