Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Tòng giá hoàn kinh - Theo giá Vua về lại kinh đô (còn được biết đến với các tên như Tụng giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sứ) là bài thơ do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ đại ý nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn.
Trần Quang Khải (1241–1294) là đại thần nhà Trần, làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên sang đánh Đại Việt, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.
Đại Việt sử kí toàn thư chép:
"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói: "Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi"
"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói: "Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi"
" |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét