Gần 70 năm sau ngày Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, những tàn dư của chế độ cũ tưởng chừng như đã được vùi sâu, chôn chặt, giờ lại thấy lộ diện ngày một công khai. Chuyện con ông cháu cha là một ví dụ.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu con ông cháu cha là những người tài giỏi, xuất chúng. Hãy nhìn sang Ấn Độ, hoặc xa hơn nữa là nước Mỹ mà xem. Ở đó có những dòng họ danh tiếng, cùng những nhân vật đã đi vào lịch sử, như Nehru-Gandhi, Kennedy, Bush...
Ở những nước phát triển, khi pháp luật được thượng tôn và đạo đức được xem như là thước đo địa vị chính trị thì chuyện con ông cháu cha được kiểm soát khắt khe. Mọi hành vi tiêu cực, khi bị phát hiện, đều phải trả giá thích đáng. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Yu Myung Hwan mới đây đã phải mất chức vì ưu đãi người nhà trong tuyển dụng nhân sự.
Chuyện ông Yu mà đem áp dụng ở Việt Nam, nói nhại theo lời ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Phó thủ tướng, thì có lẽ đất nước này sẽ không còn đủ người để mà làm việc. Đây không phải là cách nói phóng đại. Cứ nhìn từ trên xuống dưới, nhìn từ xa đến gần, từ trái qua phải là thấy rõ. Sự thật hiển nhiên là lớp con ông cháu cha không có năng lực làm việc nhưng lại nhờ thần thế bố mẹ, họ hàng, quen biết, gửi gắm, đang đầy rẫy trong bộ máy công quyền.
Tệ con ông cháu cha thường dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Hệ lụy thứ nhất là bộ máy công quyền sẽ thiếu tính cạnh tranh, không có lãnh đạo giỏi. Hệ lụy thứ hai là dễ làm nảy sinh tệ nạn tham nhũng. Hệ lụy thứ ba là nó làm cho người dân mất niềm tin vào chính quyền v.v.
Khi niềm tin đã mất thì cũng có nghĩa chỗ dựa vào dân cũng không còn. Mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Mấy trăm năm trước, Hồ Nguyên Trừng, con trai trưởng của Hồ Quí Ly, đã phải thốt lên với vua cha rằng: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi." Quả nhiên là như thế. Bởi lòng dân không theo nên cha con họ Hồ, dù thông minh, tài giỏi hơn người, cũng phải ôm hận để nước mất về tay quân Minh và chịu cảnh lưu đày nơi đất khách quê người. Sau này, sử thần Ngô Sĩ Liên bình: "Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó". Hiểu mà không thể xoay chuyển được tình thế thì đó là bi kịch. Nỗi hận của cha con họ Hồ chính là ở chỗ đó.
Đấy là chuyện xưa. Chuyện thế giới ngày nay thì đang hiện rõ trước mắt. Iraq, Ai Cập và giờ là Libya đang rối loạn, mà nguyên nhân một phần cũng bởi tệ con ông cháu cha kéo dài khiến cho lòng người bất bình, oán hận. Vật cùng tắc phản. Hệ quả là cha con Tổng thống Saddam Hussein sa cơ mà bỏ mạng; Gia đình Tổng thống Mubarak lâm vào cảnh tù tội, ly tán; Tính mạng cha con Tổng thống Gaddafi giờ như chỉ mành treo chuông...
Lịch sử còn nhiều bài học hay mà người ta không học hoặc không muốn học.
Sử chép: "Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người (cháu) làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ bảo hắn là người được quốc mẫu xin cho. Thủ Độ nói: “ Ngươi vì có quốc mẫu xin cho được làm câu đương (một chức cỡ trương tuần) không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm xin xỏ việc riêng nữa".
Nếu mỗi chính trị gia thời nay chỉ cần học Trần Thủ Độ một chút, thế thôi là cũng đủ phúc ấm cho đất nước này. Song thực tế cho thấy thì hầu như chẳng còn ai muốn làm như thế nữa. Sự xấu hổ có lẽ cũng đã trở thành một thứ xa xỉ. Một blogger bình luận rằng: "nói chuyện xấu hổ với chính khách thì có khác nào nói chuyện trinh tiết ở lầu xanh". Quả nhiên là đúng!
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu con ông cháu cha là những người tài giỏi, xuất chúng. Hãy nhìn sang Ấn Độ, hoặc xa hơn nữa là nước Mỹ mà xem. Ở đó có những dòng họ danh tiếng, cùng những nhân vật đã đi vào lịch sử, như Nehru-Gandhi, Kennedy, Bush...
Ở những nước phát triển, khi pháp luật được thượng tôn và đạo đức được xem như là thước đo địa vị chính trị thì chuyện con ông cháu cha được kiểm soát khắt khe. Mọi hành vi tiêu cực, khi bị phát hiện, đều phải trả giá thích đáng. Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Yu Myung Hwan mới đây đã phải mất chức vì ưu đãi người nhà trong tuyển dụng nhân sự.
Chuyện ông Yu mà đem áp dụng ở Việt Nam, nói nhại theo lời ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Phó thủ tướng, thì có lẽ đất nước này sẽ không còn đủ người để mà làm việc. Đây không phải là cách nói phóng đại. Cứ nhìn từ trên xuống dưới, nhìn từ xa đến gần, từ trái qua phải là thấy rõ. Sự thật hiển nhiên là lớp con ông cháu cha không có năng lực làm việc nhưng lại nhờ thần thế bố mẹ, họ hàng, quen biết, gửi gắm, đang đầy rẫy trong bộ máy công quyền.
Tệ con ông cháu cha thường dẫn đến nhiều hệ lụy xấu. Hệ lụy thứ nhất là bộ máy công quyền sẽ thiếu tính cạnh tranh, không có lãnh đạo giỏi. Hệ lụy thứ hai là dễ làm nảy sinh tệ nạn tham nhũng. Hệ lụy thứ ba là nó làm cho người dân mất niềm tin vào chính quyền v.v.
Khi niềm tin đã mất thì cũng có nghĩa chỗ dựa vào dân cũng không còn. Mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Mấy trăm năm trước, Hồ Nguyên Trừng, con trai trưởng của Hồ Quí Ly, đã phải thốt lên với vua cha rằng: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi." Quả nhiên là như thế. Bởi lòng dân không theo nên cha con họ Hồ, dù thông minh, tài giỏi hơn người, cũng phải ôm hận để nước mất về tay quân Minh và chịu cảnh lưu đày nơi đất khách quê người. Sau này, sử thần Ngô Sĩ Liên bình: "Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó". Hiểu mà không thể xoay chuyển được tình thế thì đó là bi kịch. Nỗi hận của cha con họ Hồ chính là ở chỗ đó.
Đấy là chuyện xưa. Chuyện thế giới ngày nay thì đang hiện rõ trước mắt. Iraq, Ai Cập và giờ là Libya đang rối loạn, mà nguyên nhân một phần cũng bởi tệ con ông cháu cha kéo dài khiến cho lòng người bất bình, oán hận. Vật cùng tắc phản. Hệ quả là cha con Tổng thống Saddam Hussein sa cơ mà bỏ mạng; Gia đình Tổng thống Mubarak lâm vào cảnh tù tội, ly tán; Tính mạng cha con Tổng thống Gaddafi giờ như chỉ mành treo chuông...
Lịch sử còn nhiều bài học hay mà người ta không học hoặc không muốn học.
Sử chép: "Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người (cháu) làm câu đương. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ bảo hắn là người được quốc mẫu xin cho. Thủ Độ nói: “ Ngươi vì có quốc mẫu xin cho được làm câu đương (một chức cỡ trương tuần) không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm xin xỏ việc riêng nữa".
Nếu mỗi chính trị gia thời nay chỉ cần học Trần Thủ Độ một chút, thế thôi là cũng đủ phúc ấm cho đất nước này. Song thực tế cho thấy thì hầu như chẳng còn ai muốn làm như thế nữa. Sự xấu hổ có lẽ cũng đã trở thành một thứ xa xỉ. Một blogger bình luận rằng: "nói chuyện xấu hổ với chính khách thì có khác nào nói chuyện trinh tiết ở lầu xanh". Quả nhiên là đúng!